Trung Quốc: sản xuất trì trệ trong tháng 6
Theo cuộc khảo sát chính thức, lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ chậm nhất trong vòng 28 tháng qua sau khi chính phủ nước này ban hành các chính sách nhằm ngăn chặn nền kinh tế đang quá nóng.
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc giảm từ 52 trong tháng 5-2011 xuống còn 50,9 trong tháng 6-2011, cho thấy sự tăng trưởng sản xuất đang chậm lại. PMI là chỉ số cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất.
Bắc Kinh đang nỗ lực làm chậm sự phát triển của tín dụng nhằm ngăn chặn giá tài sản đang quá nóng. Các nhà phân tích cho biết các chính sách của chính phủ tác động mạnh đến lĩnh vực sản xuất của nước này.
“Nguyên nhân chính tăng trưởng sản xuất chậm lại là việc thắt chặt tiền tệ và giảm tín dụng” - ông Sitao Xu làm việc cho Economist Intelligence Unit tại Bắc Kinh, nhận định.
“Nguyên nhân khác là sự trì trệ đồng loạt ở các nước phát triển” - ông Sitao cho biết. Sự phục hồi kinh tế Mỹ không nhanh như kỳ vọng, vì vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nền kinh tế lớn nhất thế giới chập chờn trong thời gian qua. Khủng hoảng nợ tại châu Âu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc từ khu vực này.
Tuy nhiên, sức khỏe tổng thể của nền kinh tế Trung Quốc vẫn mạnh dù lĩnh vực sản xuất trì trệ, ông Sitao nhận định. “Những gì chính phủ đang nỗ lực là ngăn chặn nền kinh tế quá nóng”.
Chỉ số quản lý thu mua (PMI) của ngành sản xuất Trung Quốc giảm từ 52 trong tháng 5-2011 xuống còn 50,9 trong tháng 6-2011, cho thấy sự tăng trưởng sản xuất đang chậm lại. PMI là chỉ số cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất.
Bắc Kinh đang nỗ lực làm chậm sự phát triển của tín dụng nhằm ngăn chặn giá tài sản đang quá nóng. Các nhà phân tích cho biết các chính sách của chính phủ tác động mạnh đến lĩnh vực sản xuất của nước này.
“Nguyên nhân chính tăng trưởng sản xuất chậm lại là việc thắt chặt tiền tệ và giảm tín dụng” - ông Sitao Xu làm việc cho Economist Intelligence Unit tại Bắc Kinh, nhận định.
“Nguyên nhân khác là sự trì trệ đồng loạt ở các nước phát triển” - ông Sitao cho biết. Sự phục hồi kinh tế Mỹ không nhanh như kỳ vọng, vì vậy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của nền kinh tế lớn nhất thế giới chập chờn trong thời gian qua. Khủng hoảng nợ tại châu Âu cũng ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc từ khu vực này.
Tuy nhiên, sức khỏe tổng thể của nền kinh tế Trung Quốc vẫn mạnh dù lĩnh vực sản xuất trì trệ, ông Sitao nhận định. “Những gì chính phủ đang nỗ lực là ngăn chặn nền kinh tế quá nóng”.
