Dự trữ ngoại hối tháng 5 của Nhật lên mức kỉ lục 1.140 tỷ USD
Giá trái phiếu và các tài sản nước ngoài mà Nhật nắm giữ tăng mạnh, đẩy giá trị dự trữ ngoại hối lên mức kỷ lục mới.
Bộ Tài chính Nhật Bản hôm qua công bố, dự trữ ngoại hối của Nhật tăng lên mức kỉ lục 1.140 tỷ USD vào cuối tháng 5 từ 1.136 tỷ USD trong tháng 4.
Dự trữ ngoại hối đã tăng 3 tháng liên tiếp do giá trái phiếu nước ngoài mà Nhật nắm giữ tăng lên cũng. Đồng thời, lãi suất và cổ tức từ cổ phiếu và các tài sản ở nước ngoài cũng tăng giá mạnh, đẩy giá trị dự trữ ngoại hối lên cao. Dự trữ ngoại hối bao gồm chứng khoán và tiền gửi bằng ngoại tệ, dự phòng của IMF, quyền rút vốn đặc biệt SDR và vàng.
Theo Bộ Tài chính Nhật, giá trái phiếu kho bạc Mỹ kì hạn 10 năm tăng do lãi suất giảm xuống 3,063% vào cuối tháng 5 từ mức 3,29% một tháng trước đó.
Dự trữ ngoại hối của Nhật vẫn đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Những biến động lớn nhất trong dự trữ ngoại hối của nước này thường xảy ra khi ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường, ngăn chặn đồng Yên tăng giá hoặc giảm giá mạnh. Lần can thiệp gần đây nhất là Nhật Bản tham gia cùng G7, đồng loạt bán Yên ra thị trường để chặn đà tăng giá của đồng Yên, sau trận động đất ngày 11/3.
Bộ Tài chính Nhật Bản hôm qua công bố, dự trữ ngoại hối của Nhật tăng lên mức kỉ lục 1.140 tỷ USD vào cuối tháng 5 từ 1.136 tỷ USD trong tháng 4.
Dự trữ ngoại hối đã tăng 3 tháng liên tiếp do giá trái phiếu nước ngoài mà Nhật nắm giữ tăng lên cũng. Đồng thời, lãi suất và cổ tức từ cổ phiếu và các tài sản ở nước ngoài cũng tăng giá mạnh, đẩy giá trị dự trữ ngoại hối lên cao. Dự trữ ngoại hối bao gồm chứng khoán và tiền gửi bằng ngoại tệ, dự phòng của IMF, quyền rút vốn đặc biệt SDR và vàng.
Theo Bộ Tài chính Nhật, giá trái phiếu kho bạc Mỹ kì hạn 10 năm tăng do lãi suất giảm xuống 3,063% vào cuối tháng 5 từ mức 3,29% một tháng trước đó.
Dự trữ ngoại hối của Nhật vẫn đứng thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Những biến động lớn nhất trong dự trữ ngoại hối của nước này thường xảy ra khi ngân hàng Trung ương can thiệp vào thị trường, ngăn chặn đồng Yên tăng giá hoặc giảm giá mạnh. Lần can thiệp gần đây nhất là Nhật Bản tham gia cùng G7, đồng loạt bán Yên ra thị trường để chặn đà tăng giá của đồng Yên, sau trận động đất ngày 11/3.
