Hy Lạp bác khả năng nhận gói giải cứu thứ 2

Tuy nhiên, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu lại tuyên bố các quan chức thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu tin Hy Lạp sẽ cần đến gói giải cứu thứ 2.
Ngày thứ Ba, Hy Lạp đã chính thức bác bỏ báo cáo từ Dow Jones cho rằng một gói giải cứu mới khoang 60 tỷ euro tương đương khoảng 85,17 tỷ USD sẽ có thể được đưa ra để giải quyết khủng hoảng nợ.
Quan chức cao cấp Bộ Tài chính Hy Lạp nói: “Hy Lạp hiện nay đang không tiến hành bất kỳ cuộc đối thoại nào liên quan đến gói giải cứu mới. Các báo cáo về cuộc đối thoại trên không xác thực.”
Gần đây, hãng tin Dow Jones đưa tin Hy Lạp dự kiến sẽ nhận thêm gói hỗ trợ vào tháng 6/2011 và gói này sẽ đảm bảo cho Hy Lạp khoản tài chính mà nước này đang cần khoảng 27 tỷ euro trong năm 2012 và 32 tỷ euro trong năm 2013.
Thế nhưng trong buổi họp Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung hâu Âu ngày thứ Sáu tuần trước, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu lại tuyên bố họ tin Hy Lạp sẽ cần đến gói giải cứu thứ 2.
Quan chức thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu cho rằng lựa chọn có thể bao gồm việc kéo dài thời gian đối với khoản vay hiện tại của Hy Lạp, hạ lãi suất áp dụng với các khoản vay này và cho phép quỹ giải cứu của châu Âu (EFSF) mua trái phiếu của Hy Lạp.
Quan chức cao cấp Bộ Tài chính Hy Lạp nói: “Hy Lạp hiện nay đang không tiến hành bất kỳ cuộc đối thoại nào liên quan đến gói giải cứu mới. Các báo cáo về cuộc đối thoại trên không xác thực.”
Gần đây, hãng tin Dow Jones đưa tin Hy Lạp dự kiến sẽ nhận thêm gói hỗ trợ vào tháng 6/2011 và gói này sẽ đảm bảo cho Hy Lạp khoản tài chính mà nước này đang cần khoảng 27 tỷ euro trong năm 2012 và 32 tỷ euro trong năm 2013.
Thế nhưng trong buổi họp Bộ trưởng Tài chính các nước thuộc khu vực đồng tiền chung hâu Âu ngày thứ Sáu tuần trước, chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu lại tuyên bố họ tin Hy Lạp sẽ cần đến gói giải cứu thứ 2.
Quan chức thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu cho rằng lựa chọn có thể bao gồm việc kéo dài thời gian đối với khoản vay hiện tại của Hy Lạp, hạ lãi suất áp dụng với các khoản vay này và cho phép quỹ giải cứu của châu Âu (EFSF) mua trái phiếu của Hy Lạp.
