Bao lâu nữa Hy Lạp vỡ nợ?

Đối với người Hy Lạp, họ không muốn phải trả giá cho việc thắt chặt chính sách, hạn chế chi tiêu nếu tăng trưởng vẫn quá yếu và chi phí trả nợ ngày một cao.
Chính phủ Hy Lạp bất ngờ không thể có được sự đồng thuận về các biện pháp thắt chặt ngân sách để nhận được tiền giải cứu từ Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF).
Người dân Hy Lạp đang ngày một căng thẳng hơn bởi tình hình kinh tế xấu đi và chính phủ đang phải tư hữu hóa một số tài sản nhà nước nếu muốn tiếp tục nhận được hỗ trợ.
Ở thời điểm các nhà hoạch định chính sách đang bất đồng về việc nên tiếp tục làm gì cho đến giai đoạn tiếp theo của cuộc khủng hoảng, một số chuyên gia phân tích cho rằng người Hy Lạp đang đặt câu hỏi về hướng chính sách.
Ông Karsten Schroeder, CEO của Amplitude Capital, nói: “Gói giải cứu chưa bao giờ được đặt vào đúng chỗ. Trên thực tế, gói giải cứu của IMF và EU dành cho nhóm ngân hàng chứ không phải chính Hy Lạp. Ngay từ đầu nó đã sai.”
Ông Jan Amrit Poser, chuyên gia kinh tế trưởng tại Sarasin, cho rằng: “Chương trình tư nhân hóa, dù được thực hiện đúng lúc cũng sẽ chẳng đủ để đáp ứng quy định về vốn của Hy Lạp.”
Một số tài sản mà Hy Lạp có thể bán để trang trải nợ nần: các điểm thi đấu trong Đại hội thể thao Olympic năm 2004; một số hòn đảo ở vị trí đắc địa; đất trên các đảo thuộc Hy Lạp; cổ phần của công ty viễn thông quốc gia OTE; 4 chiếc máy bay Airbus A340; sòng bạc Monte Parnes cách thủ đô Athens 170km; công ty đường sắt của chính phủ; hệ thống cấp thoát nước tại Athens và Thesaloniki; công ty khai mỏ Larco General Mining & Metallurgical Company SA; sân bay Hellenikon tại Athens; nhà cung cấp điện chính của Hy Lạp PPC.
Đối với người Hy Lạp, họ không muốn phải trả giá cho việc thắt chặt chính sách, hạn chế chi tiêu nếu tăng trưởng vẫn quá yếu và chi phí trả nợ ngày một cao.
Minh Ngọc
Theo Diễn đàn doanh nghiệp/CNBC
Theo Diễn đàn doanh nghiệp/CNBC
