Trung Quốc chính thức trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới
Nỗi lo sợ của Mỹ đã trở thành sự thật. Trung Quốc đã vượt Nhật Bản và theo sát Mỹ trong cuộc chạy đua các nền kinh tế hàng đầu thế giới.
Kinh tế Nhật Bản đã sụt giảm lần đầu tiên trong 5 quý do hoạt động xuất khẩu chậm lại và các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ không có hiệu quả.
GDP hàng năm đã giảm 1,1% trong quý 4 năm 2010, sau khi đã tăng 3,3% trong quý trước đó.
Số liệu hiện nay cho thấy, kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm 2010, nhấn mạnh vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc, một nguồn lực cho sự tăng trưởng.
Tiêu dùng tư nhân, chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế, đã giảm 0,7%. Chi phí vốn đã tăng 0,9% trong quý IV/2010, tăng quý thứ 5 liên tiếp. Nhu cầu quốc tế sụt giảm làm mất 0,1 điểm phần trăm của GDP do xuất khẩu giảm 0,7% so quý trước.
Tuy nhiên, ông Susumu Kato, nhà kinh tế học tại Credit Agricole CIB và CLSA, Nhật Bản nhận định: “Đây là bước lùi tạm thời do chính sách kích cầu trong quý thứ 3, vì vậy chúng ta không cần phải quá bi quan về triển vọng kinh tế. Nền kinh tế có thể sẽ đi lên vào cuối năm nay”. Bộ trưởng Kinh tế Kaoru Yosano cho rằng: “Rủi ro từ các nền kinh tế nước ngoài và sự lưu chuyển tiền tệ cần phải được theo dõi chặt chẽ"
Kinh tế Nhật Bản đã sụt giảm lần đầu tiên trong 5 quý do hoạt động xuất khẩu chậm lại và các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ không có hiệu quả.
GDP hàng năm đã giảm 1,1% trong quý 4 năm 2010, sau khi đã tăng 3,3% trong quý trước đó.
Số liệu hiện nay cho thấy, kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong năm 2010, nhấn mạnh vai trò ngày càng lớn của Trung Quốc, một nguồn lực cho sự tăng trưởng.
Tiêu dùng tư nhân, chiếm khoảng 60% hoạt động kinh tế, đã giảm 0,7%. Chi phí vốn đã tăng 0,9% trong quý IV/2010, tăng quý thứ 5 liên tiếp. Nhu cầu quốc tế sụt giảm làm mất 0,1 điểm phần trăm của GDP do xuất khẩu giảm 0,7% so quý trước.
Tuy nhiên, ông Susumu Kato, nhà kinh tế học tại Credit Agricole CIB và CLSA, Nhật Bản nhận định: “Đây là bước lùi tạm thời do chính sách kích cầu trong quý thứ 3, vì vậy chúng ta không cần phải quá bi quan về triển vọng kinh tế. Nền kinh tế có thể sẽ đi lên vào cuối năm nay”. Bộ trưởng Kinh tế Kaoru Yosano cho rằng: “Rủi ro từ các nền kinh tế nước ngoài và sự lưu chuyển tiền tệ cần phải được theo dõi chặt chẽ"
