Nợ của Mỹ lên mức báo động
![]() | ![]() |
Hôm qua, tuyên bố hàng ngày của Bộ Tài chính Mỹ cho biết khối lượng nợ của Hoa Kỳ đã chạm mức 14,001 nghìn tỷ USD tính tới thời điểm kết thúc ngày giao dịch thứ Tư.
Điều này đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ chỉ còn dưới 300 tỷ USD từ mức nợ trần 14,294 nghìn tỷ USD, con số mà chính phủ liên bang được pháp luật cho phép vay nợ.
Mức nợ trần đã trở thành chủ đề tranh luận xoay quanh vấn đề chi tiêu và nợ công. Mặc dù những người đứng đầu Quốc Hội cho biết mức trần có thể sẽ được nâng lên, các Nghị sĩ đảng Cộng Hòa đang sử dụng vấn đề này để yêu cầu cắt giảm chi tiêu đối với các chương trình của chính phủ.
Bộ Tài chính Mỹ ước đoán số nợ có thể chạm mức trần trong khoảng thời gian từ 31/3 tới 16/5.
Trong khi Bộ Tài chính có thể sử dụng những biện pháp nhất định trì hoãn nợ công chạm mức trần, ông Geithner, Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho biết những nỗ lực đó chỉ có thể có tác dụng kéo dài được trong vài tuần.
Mức nợ trần của Hoa Kỳ chưa bao giờ bị phá vỡ nên khó có thể nhận định điều gì sẽ xảy ra nếu con số 14,294 không còn được giữ vững. Tuy nhiên, các chuyên gia về ngân sách và nợ đều cảnh báo sẽ có nhiều tác động tiêu cực nảy sinh từ đây.
Nếu mức nợ trần bị chạm và các nhà hoạch định chính sách không đạt được một thỏa thuận nâng mức nợ trần mới, Bộ Tài chính sẽ bị cấm vay mượn thêm từ các nguồn bên ngoài. Áp dụng ngay lập tức và thay đổi chính sách khắc nghiệt sẽ khiến Hoa Kỳ không có khả năng thanh toán cho các trái chủ hay các chương trình tài trợ và trợ cấp một cách đầy đủ do tiền thuế thu được không đủ để trang trải tất cả các khoản chi tiêu.
Các chuyên gia cho rằng tác động hệ thống sẽ diễn ra không chỉ bên trong nước Mỹ mà chắc chắn sẽ lan tới các nền kinh tế và thị trường trên toàn cầu.
Và khả năng ít xảy tới nhất chính là việc mất thanh khoản có thể tác động nặng nề tới trái phiếu Hoa Kỳ, đồng USD và các danh mục đầu tư của các nhà đầu tư Hoa Kỳ.
