Lạm phát trung hạn của Đức và Eurozone dự báo thấp dưới 2%
Trong trung hạn, tỷ lệ lạm phát của khu vực đồng Euro (Eurozone) cũng như Đức sẽ duy trì dưới 2%.
Thành viên Hội đồng quản trị ECB, ông Axel Weber dự báo, tỷ lệ lạm phát ở Đức và Eurozone sẽ ở dưới mức giới hạn 2% trong trung hạn.
Ông Weber cho biết: "Rủi ro lạm phát đã ít nhiều được cân bằng nhưng những rủi ro khác vẫn tiếp tục tăng. Do đó, Hội đồng ECB nên coi mức lãi suất hiện tại là thích hợp. Đồng thời, ECB sẽ tiếp tục kiểm soát tình hình biến động của giá cả. "
Tuần trước, ECB tiếp tục hướng trọng tâm chính sách đến kiềm chế lạm phát sau khi chí số CPI của khu vực này lần đầu tiên sau 2 năm vượt ngưỡng bình ổn giá mà ngân hàng đưa ra.
Đức được hưởng lợi đáng kể từ sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường Châu Á mới nổi. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc tăng 80% so với trước khủng hoảng.
Tuy xuất khẩu sẽ không tăng mạnh như năm ngoái, nhưng các hoạt động đầu tư và mức tiêu dùng sẽ tăng đáng kể, Weber dự báo. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2012 sẽ dưới 7%, so với mức 7,7% trong năm 2010.
Kinh tế Đức tăng trưởng 3,6% trong năm 2010, tăng mạnh nhất kể từ khi Đức thống nhất vào năm 1992, và dự báo đạt 2% trong năm nay.
Ngược lại, các nền kinh tế Hy Lạp, Ai Len và Tây Ban Nha suy yếu trong năm 2010, và có thể tiếp tục giảm trong năm 2011.
Thành viên Hội đồng quản trị ECB, ông Axel Weber dự báo, tỷ lệ lạm phát ở Đức và Eurozone sẽ ở dưới mức giới hạn 2% trong trung hạn.
Ông Weber cho biết: "Rủi ro lạm phát đã ít nhiều được cân bằng nhưng những rủi ro khác vẫn tiếp tục tăng. Do đó, Hội đồng ECB nên coi mức lãi suất hiện tại là thích hợp. Đồng thời, ECB sẽ tiếp tục kiểm soát tình hình biến động của giá cả. "
Tuần trước, ECB tiếp tục hướng trọng tâm chính sách đến kiềm chế lạm phát sau khi chí số CPI của khu vực này lần đầu tiên sau 2 năm vượt ngưỡng bình ổn giá mà ngân hàng đưa ra.
Đức được hưởng lợi đáng kể từ sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là tại các thị trường Châu Á mới nổi. Xuất khẩu của Đức sang Trung Quốc tăng 80% so với trước khủng hoảng.
Tuy xuất khẩu sẽ không tăng mạnh như năm ngoái, nhưng các hoạt động đầu tư và mức tiêu dùng sẽ tăng đáng kể, Weber dự báo. Tỷ lệ thất nghiệp trung bình năm 2012 sẽ dưới 7%, so với mức 7,7% trong năm 2010.
Kinh tế Đức tăng trưởng 3,6% trong năm 2010, tăng mạnh nhất kể từ khi Đức thống nhất vào năm 1992, và dự báo đạt 2% trong năm nay.
Ngược lại, các nền kinh tế Hy Lạp, Ai Len và Tây Ban Nha suy yếu trong năm 2010, và có thể tiếp tục giảm trong năm 2011.
