“Hệ thống tiền tệ quốc tế đang rạn nứt”

Không phải ngẫu nhiên mà hồi tháng 9/2010, Bộ trưởng Tài chính Brazil, ông Guido Mantega, phát biểu: "Chúng ta đang ở giữa một cuộc chiến tiền tệ quốc tế, một trào lưu phá giá các đồng tiền". Phá giá đồng tiền đã trở thành mốt và người ta dễ dàng nhận thấy mâu thuẫn giữa các nền kinh tế lớn, xuất khẩu nhiều như Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và các nước muốn tạo thêm nhiều việc hơn nữa như Mỹ và Khu vực đồng euro (Eurozone).
Quyết định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) cho phép đồng nhân dân tệ (NDT) được thả nổi tự do hơn ngay trước Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Toronto hồi tháng 6 đã mang lại những kết quả lẫn lộn. Quyết định này đã không thể xoa dịu phản ứng của các nghị sỹ Mỹ, những người công khai phản đối chính sách tiền tệ của Trung Quốc mà họ cho là kìm giá đồng NDT thấp hơn giá trị thực để giành lợi thế thương mại bất công và cướp đi việc làm của người Mỹ. Kêu gọi áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer nói: "Chỉ có các đạo luật mạnh mẽ mới khiến cho người Trung Quốc thay đổi và ngăn chặn được việc làm cũng như tiền của rời khỏi nước Mỹ".
Phản đối sức ép từ bên ngoài. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định: "Chính sách tiền tệ của Trung Quốc là chặt chẽ và có trách nhiệm". Còn Thủ tướng Ôn Gia Bảo thì cho rằng nếu đồng NDT tăng giá mạnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị phá sản, nhiều công nhân sẽ mất việc... và khiến cho xã hội trở nên bất ổn".
Trong gần 6 tháng, đồng NDT đã tăng giá chưa đầy 2,5% so với đồng USD và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng đồng NDT vẫn "bị định giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó".
Cùng với việc đồng USD giảm giá so với phần lớn các đồng tiền khác, đồng NDT cũng giảm giá khoảng 3% so với đồng euro và khoảng 5% so với đồng yên Nhật Bản. Nếu quả thực đã xảy ra một cuộc chiến tiền tệ, thì người châu Âu và người Nhật cho rằng họ chính là nạn nhân. Trong Khu vực đồng euro, các nước đang trong cơn suy thoái như Hy Lạp và Ireland đang bị thiệt thòi khi dùng chung đồng euro với nước Đức có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này đã dẫn đến một cuộc tranh luận về khả năng tan vỡ của khu vực đồng euro trong năm 2010.
Trong cuốn sách mang tựa đề "Thanh khoản không thể kiểm soát", nhà kinh tế người Pháp Patrick Artus giải thích rằng hệ thống tiền tệ hiện nay đang khiến các nước tạo ra lượng tiền mặt dư thừa trong lưu thông. Ông cho rằng Mỹ đang hưởng một đặc quyền là phát hành "vô tội vạ" đồng USD, một đồng tiền mà nhu cầu dường như không bao giờ là đủ.
Các ngân hàng trung ương buộc phải ngăn chặn sự lên giá các đồng nội tệ bằng cách mua USD, tái đầu tư vào các tài sản dự trữ (chủ yếu là trái phiếu kho bạc Mỹ). Và để làm việc này, Trung Quốc phát hành thêm một khối lượng lớn NDT, Brazil in thêm đồng real còn Hàn Quốc thì in thêm đồng won. Hệ thống tiền tệ thế giới hiện không bền vững đến nỗi hồi tháng 11/2010, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke phải thốt lên: "Hệ thống tiền tệ quốc tế đang rạn nứt".
Quyết định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (Ngân hàng Trung ương) cho phép đồng nhân dân tệ (NDT) được thả nổi tự do hơn ngay trước Hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Toronto hồi tháng 6 đã mang lại những kết quả lẫn lộn. Quyết định này đã không thể xoa dịu phản ứng của các nghị sỹ Mỹ, những người công khai phản đối chính sách tiền tệ của Trung Quốc mà họ cho là kìm giá đồng NDT thấp hơn giá trị thực để giành lợi thế thương mại bất công và cướp đi việc làm của người Mỹ. Kêu gọi áp đặt các lệnh trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc, Thượng nghị sỹ Dân chủ Chuck Schumer nói: "Chỉ có các đạo luật mạnh mẽ mới khiến cho người Trung Quốc thay đổi và ngăn chặn được việc làm cũng như tiền của rời khỏi nước Mỹ".
Phản đối sức ép từ bên ngoài. Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào khẳng định: "Chính sách tiền tệ của Trung Quốc là chặt chẽ và có trách nhiệm". Còn Thủ tướng Ôn Gia Bảo thì cho rằng nếu đồng NDT tăng giá mạnh, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Trung Quốc sẽ bị phá sản, nhiều công nhân sẽ mất việc... và khiến cho xã hội trở nên bất ổn".
Trong gần 6 tháng, đồng NDT đã tăng giá chưa đầy 2,5% so với đồng USD và Quỹ Tiền tệ Quốc tế cho rằng đồng NDT vẫn "bị định giá thấp hơn rất nhiều so với giá trị thực của nó".
Cùng với việc đồng USD giảm giá so với phần lớn các đồng tiền khác, đồng NDT cũng giảm giá khoảng 3% so với đồng euro và khoảng 5% so với đồng yên Nhật Bản. Nếu quả thực đã xảy ra một cuộc chiến tiền tệ, thì người châu Âu và người Nhật cho rằng họ chính là nạn nhân. Trong Khu vực đồng euro, các nước đang trong cơn suy thoái như Hy Lạp và Ireland đang bị thiệt thòi khi dùng chung đồng euro với nước Đức có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này đã dẫn đến một cuộc tranh luận về khả năng tan vỡ của khu vực đồng euro trong năm 2010.
Trong cuốn sách mang tựa đề "Thanh khoản không thể kiểm soát", nhà kinh tế người Pháp Patrick Artus giải thích rằng hệ thống tiền tệ hiện nay đang khiến các nước tạo ra lượng tiền mặt dư thừa trong lưu thông. Ông cho rằng Mỹ đang hưởng một đặc quyền là phát hành "vô tội vạ" đồng USD, một đồng tiền mà nhu cầu dường như không bao giờ là đủ.
Các ngân hàng trung ương buộc phải ngăn chặn sự lên giá các đồng nội tệ bằng cách mua USD, tái đầu tư vào các tài sản dự trữ (chủ yếu là trái phiếu kho bạc Mỹ). Và để làm việc này, Trung Quốc phát hành thêm một khối lượng lớn NDT, Brazil in thêm đồng real còn Hàn Quốc thì in thêm đồng won. Hệ thống tiền tệ thế giới hiện không bền vững đến nỗi hồi tháng 11/2010, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Ben Bernanke phải thốt lên: "Hệ thống tiền tệ quốc tế đang rạn nứt".
